Switch mạng nghĩa là gì? Phân loại, Ưu điểm thiết bị chuyển mạch

Switch là gì? Thiết bị chuyển mạch Switch giúp chuyển tiếp các gói dữ liệu mạng quen thuộc giữa các thiết bị. Bộ chuyển mạch Switchđóng vai trò quan trọng với nhiều tính năng và được yều cầu quản lý với những thông tin bảo mật cao. Giữa bộ chuyển mạch Network Switch, bộ định tuyến Router, Hub có những đặc điểm giống nhau nhưng vẫn sở hữu những chức năng riêng biệt, đơn giản. Trong bài viết này, Máy Thông Dịch. Com sẽ giới thiệu thiết bị Switch,chức năng, đặc điểm và so sánh giữa Switch, Hub và Router!

SWITCH LÀ GÌ?

Switch (Ethernet switch, LAN switch, hoặc network switch) là bộ chuyển mạch. Swicth mạng là một thiết bị bị kết nối các đoạn mạng, hoạt động theo mô hìnhmạng hình sao (star) và làm việc như một Bridge nhiều cổng. Switch cho phép các thiết bị khác nhau trên mạng giao tiếp bằng cách trao đổi các gói dữ liệu.

Network Switch còn được gọi là “trung tâm chuyển mạch/bắc cầu…”. Switch đóng vai trò là thiết bị trung tâm, tất cảthiết bị trên mạng máy tính đềuđược kết nối về đây tạo thành một hệ thống mạng, thông qua Switch để nhận và chuyển dữ liệu đến thiết bị đích.

Switch có thể là thiết bị phần cứng quản lý mạng vật lý hoặc thiết bị ảo dựa trên phần mềm.

1. Cấu tạo của Switch mạng

Network Switchcó cấu tạo gồm 2 phần:

2. Cách thức hoạt động của Switch

Network Switch hoạt động như sau:

Network Switch hoạt động chủ yếu ở tầng 2 (Data Link) và tầng 3 (Network) mô hình OSI (Open Systems Interconnection), giúp điều phối dữ liệu mạng cục bộ (Local Area Network - LAN).

Sự khác biệt giữa địa chỉ MAC và địa chỉ IP là gì? Switch đề cập đến địa chỉ MAC (media access control address) để gửi lưu lượng truy cập Internet đến đúng thiết bị chứ không phải IP.

ĐẶC ĐIỂM CỦA THIẾT BỊ NETWORK SWITCH

THIẾT BỊ SWITCH ĐƯỢC SỬ DỤNG KHI NÀO?

Một số trường hợp thường ứngdụng thiết bị mạng Switch:

VAI TRÒ & CHỨC NĂNG CỦA NETWORK SWITCH MẠNG LÀ GÌ?

Switch chịu trách nhiệm chuyển tiếp thông tin giữa các điểm cuối khác nhau và Switch được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm mạng doanh nghiệp, mạng gia đình, và mạng IoT,mang đến nhiều lợi ích:

Ngày nay, các doanh nghiệp sử dụng Switch để kết nốidữ liệu giữa những thiết bị mạng khác nhau như máy tính, máy chủ, máy in, camera IP, và một thiết bị mạng khác.

Một thiết bị chuyển mạch Switch ví như cảnh sát giao thông thực hiện phân luồng dữ liệu một mạng cục bộ, giúp chọn đường dẫn quyết định chuyển Frame hiệu quả cho hoạt động của mạng LAN.

CÁP MẠNG VÀ SWITCH GIÚP KẾT NỐI GÌ?

Sự kết hợp giữa Switch và Cáp mạng mang đến 1 hạ tầng mạng linh hoạt, đảm bảo dữ liệu được chuyển tiếp một cách hiệu quả, an toàn, nhanh chóng và đáng tin cậy.

CÁC LOẠI THIẾT BỊ CHUYỂN MẠCH SWITCH MẠNG

1. Switch quản lý được (switch managed):

Switch được quản lý là được cấu hình cho phép người dùng điều chỉnh từng cổng trên Switch, cung cấp bảo mật cao và linh hoạt.

2. Switch không được quản lý (switch unmanaged):

Switch không được quản lý, không thiết kế để được cấu hình (cấu hình cố định & không thể chỉnh sửa). Do đó, Switch không được quản lý có ít tính năng hơn và dung lượng mạng ít hơn và cho phép các thiết bị Ethernet tự động truyền dữ liệu bằng cách sử dụng tính năng tự động thương lượng (không cần cài đặt hay setup một cách chính xác).

Switch unmanaged được thiết kể chỉ cần cắm vào là hoạt động thường dành cho những kết nối cơ bản như mạng gia đình, hay thêm 1 vài cổng như: bàn làm việc, phòng thí nghiệm, phòng hội thảo…

3. Switch ảo (Virtual switches):

Đây là Switch dành riêng cho phần mềm được khởi tạo bên trong môi trường lưu trữ VM.

4. Routing switches kết nối mạng LANs:

Ngoài chuyển mạch tầng 2trên MAC, chức năng của Switch định tuyến lớp lớp 3 OSI (lớp mạng) điều hướng lưu lượng lưu thông dựa trên IP trong mỗi gói.

5. Switch thông minh (Smart switches):

Thiết bị chuyển mạch Smart Switch được cấu hình cho phép kiểm soát nhiều hơn đối với việc truyền dữ liệu, nhưng có nhiều hạn chế hơn so với “Switch được quản lý”. Tuy nhiên, bạn có thể cấu hình để tùy chỉnh vừa với mạng của mình, cung cấp bảo mật cao hơn, nhiều tính năng, linh hoạt hơn đồng thời cải thiện được chất lượng cho những người truy cập mạng.

6. Switch xếp chồng (Stackable switches):

Đây là những Switches cố định được kết nối với nhau thông qua giao diện cáp bảng nối đa năng tạo thành Switch logic nhất từ hai hoặc nhiều Switch vật lý.

7. Switch Mô-đun (Modular switches):

Switch Mô-đun là thẻ chuyển đổi cho Switch có dạng mô-đun hoặc dựa trên khung, có thể lắp vào khung có hệ số dạng cố định, khá lớn chứa 2 thẻ trở nên. Giao diện chuyển đổi được phép thay đổi khi cần thiết nênlinh hoạt và khả năng nâng cấp cao nhất.

Công tắc dạng mô-đun là thẻ chuyển đổi dành cho dạng mô-đun hoặctrên khung vàđược lắp vào khung có hệ số dạng cố định, khá lớn có thể chứa hai thẻ trở lên. Vì các giao diện chuyển đổi thay đổi được khi cần thiết nên loại chuyển đổi này mang lại tính linh hoạt và khả năng nâng cấp cao nhất.

MỘT SỐ GIAO THỨC MẠNG QUAN TRỌNG DÙNG VỚI SWITCH

SO SÁNH NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA SWITCH VỚI HUB VÀ ROUTER

Đặc tính

Hub

Switch

Router

Kiến trúc của lớp trong mô hình OSI

  • Lớp vật lý (Layer 1) - (Physical Layer)
  • Lớp liên kết dữ liệu (Layer 2) - (Datalink Layer)
  • Lớp mạng (Layer 3) - (Network Layer)

Chức năng thiết bị

  • Các Hub tạo một mạng LAN nhưng chỉ gửi dữ liệu đến tất cả các thiết bị trong mạng.
  • Switch được dùng để kết nối các thiết bị trong mạng LAN và lựa chọn đường truyền tối ưu cho dữ liệu, giảm đụng độ và tăng hiệu suất.
  • Router kết nối mạng LAN với mạng WAN (Internet), xử lý gói tin dựa trên địa chỉ IP và quyết định đường đi tối ưu.

Hình thức truyền tải dữ liệu

  • Gửi data đến tất cả các thiết bị trong mạng dưới dạng tín hiệu điện hay các Bit.
  • Switch gửi dữ liệu dạng Frame hay gói tin (packet) đến thiết bị chỉ định dựa trên địa chỉ MAC.
  • Router gửi dữ liệu dạng gói tin (packet) đến địa chỉ IP đích.

Tính năng lọc thông tin

  • Hub Không có chức năng lọc thông tin.
  • Switch có khả năng thực hiện kiểm tra lỗi, lọc thông tin nhờ học địa chỉ MAC.
  • Router với nhiều chức năng cao cấp và thông minh hơn với lọc thông tin bằng cách check địa chỉ IP.

Sự thông minh và giá thành

  • Hub với chức năng cơ bản, không phức tạp, không thông minh và mức giá thành thấp.
  • Switch smartvà có mức giá thành cao hơn Hub.
  • Router là thiết bị phức tạp, thông minh nhất, và có mức giá thành cao.

Chế độ truyền tải dữ liệu

  • Hub sử dụng chế độ Half Duplex (chỉ truyền dẫn một chiều tại một thời điểm).
  • Switch sử dụng chế độ Half /Full Duplex tức truyền dẫn một hoặc hai chiều tại một thời điểm.
  • Router sử dụng Full Duplex tức truyền dẫn hai chiều trên cùng một đường mạng tại một thời điểm.

Địa chỉ sử dụng cho quá trình truyền tải dữ liệu

  • Hub không ghi lại địa chỉ của các thiết bị kết nối vào.
  • Switch dùng chế độ Full-duplex ghi lại địa chỉ MAC của các thiết bịtương ứng giữa haicổng kết nối (cho phép truyền và nhận cùng 1 lúc)
  • Router ghi địa chỉ IP Address của các thiết bị kết nối vào.

Tốc độ mạng

  • Tốc độ thấp: 10 Mbps
  • Tốc độ cao: 10/100Mbps, 1 gbps
  • Tốc độ cao: 1- 100 mbps wireless và 100mbps – 1gbps Wired

Số cổng kết nối

  • Nhiều cổng: 4/12 cổng
  • Nhiều cổng: khoảng từ 4 - 48 cổng
  • Ít cổng hơn so với Switch: 2/4/5/8 cổng

Loại mạng thường sử dụng trên thiết bị

  • LAN
  • LAN
  • LAN và WAN (Internet)

Loại thiết bị

  • Broadcast
  • Broadcast, Unicast và Multicast
  • Routing

MỘT SỐ CÂU HỎI KHÁC VỀ SWITCH

1. Cách thiết lập cấu hình Switch

Tùy thuộc vào loại mạng, Switch được sử dụng cách thiết lập sẽ khác nhau. Với mạng LAN nhỏ như: mạng văn phòng, gia đình switch thường được cắm vào 1 trong các cổng khác trên bộ định tuyến (router). Các bước để thiết lập bộ chuyển mạch Switch:

  1. Bước 1: Mua Switch dựa trên nhu cầu và yêu cầu của mạng.

  2. Bước 2: Kết nối các cổng Switch cùng vớirouter bằng cáp thẳng. Hầu hết các Switch đều chứa các cổng trên, được sử dụng để kết nối với các thiết bị như: bộ định tuyến. Nếu không có Uplink Ports, bất kỳ cổng nào cũng có thể được sử dụng để kế nối với Router.

  3. Bước 3: Khi Switch kết nối vật lý với Router, địa chỉ IP của thiết bị sẽ được cấu hình.

2. Switch có bao nhiêu cổng?

Switch thường có nhiều cổng để kết nối với các thiết bị khác, và số lượng cổng thường khác nhau tùy theo mô hình và loại switch. Chúng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống mạng máy tính hiệu quả.

3. Switch WiFi nghĩa là gì?

Switch WiFi là việc thay đổi hoặc thực hiện chuyển đổi từ một mạng WiFi (SSID) sang mạng WiFi khác. MộtSwitch WiFi thườngsử dụng trong 1 số những trường hợp sau:

4. Segment switch?

CácSegment switch cụ thể là "network segment switch" hoặc "segmentation switch" là thiết bị chuyển mạch (switch) được sử dụng để tạo và quản lý phân đoạn mạng riêng biệt (network segmentation).

Nhiều segmentation switchhỗ trợ VLAN (Virtual Local Area Network) tạo ra các mạng ảo trên cùng một cơ sở vật lý, giúp cách ly lưu lượng mạng và tăng tính bảo mật nhờ việc ngăn chặn truy cập không ủy quyền các phân đoạn một cách hiệu quả cho hệ thống mạng.

KẾT LUẬN

Bài viết vừa chia sẻ đến các bạn Ý nghĩa của switch là gì? Hi vọng qua bài viết các bạn có thể nhận biếtvề Switch như một bộ điều khiển công nghệ trong kỹ thuật mạng phổ biến, tối ưu nguồn lực, tiết kiệm chi phí nhân viên về mọi mặt, tăng năng suất làm việc.

>>> Tham khảo:

Slovenia Nói Tiếng Gì? Ngôn ngữ giao tiếp phổ biến ở Slovenia

Ngày cập nhật : March , 04 2024
Người Slovenia là một nhóm dân tộc Nam Slav, sống tại vùng đất lịch sử Slovene. Ngôn ngữ của quốc gia Slovenia chịu ảnh hưởng bởi người Áo nói tiếng Đức ở phía Bắc, tiếng Ý & tiếng Friula ở phía Tây, tiếng Hungary ở phía Đông Bắc, tiến Croatia Slav ở phía Nam và Đông Nam. Vậy Slovenia nói tiếng gì? Trong bài viết này, Máy Thông Dịch . Com sẽ giải đáp ngôn ngữ...

Top 5 Đơn vị Dịch Tiếng Myanmar Sang Tiếng Việt Uy Tín, Chất Lượng

Ngày cập nhật : March , 04 2024
Dịch tiếng Myanmar sang tiếng Việt là một trong những dịch vụ dịch thuật đòi hỏi sự chuyên nghiệp. Hiện nay có rất nhiền văn phòng dịch thuật công chứng tiếng Miến Điện như: Tomato Media, Dịch thuật Hanu, dichthuatchaua.com,... Đây là Công ty dịch thuật tài liệu tiếng Myanmar uy tín và phù hợp nhất với nhu cầu dịch thuật của bạn. Trong bài viết này, Máy Thông Dịch . Com sẽ giới thiệu đến các...

Firmware nghĩa là gì? Phân loại, đặc điểm và ứng dụng Firmware

Ngày cập nhật : March , 04 2024
Firmware là gì? Firmware một chương trình quan trọng trong công nghệ thông tin. Các bản cập nhật Firmware/ nâng cấp Firmware được cung cấp bởi nhà sản xuất thiết bị điện tử. Firmware đóng vai trò quan trọng cùng mối liên hệ chặt chẽ với phần mềm và phần cứng của các thiết bị như máy tính PC, điện thoại thông minh. Tuy nhiên, người dùng thường nhầm lẫn giữa Firmware, Sortware. Trong bài...

eSIM là gì? E-SIM có tác dụng gì? Thiết bị tương thích eSIM

Ngày cập nhật : January , 13 2024
eSIM là gì? eSIM (thẻ SIM điện tử) được biết đến là một công nghệ di động thay thế thẻ SIM truyền thống tích hợp sẵn trên thiết bị, vô cùng tiện lợi. Hiện nay, bên cạnh Viettel các nhà mạng lớn khác như Vinaphone cũng đã hỗ trợ eSIM. Tại Việt Nam, eSIM chỉ hỗ trợ trên các thiết bị di động nhất định như các dòng máy: điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ thông minh…...