Mạng không dây là gì? Lợi ích của mạng không dây Wireless Network

Mạng không dây là gì? Mạng WIFI không dây, mạng máy tính truy cập kết nối không dây hiện nay được khá phổ biến bởi khả năng tương thích các thiết bị như điện thoại… Việc sử dụng mạng không dây được các doanh nghiệp ưa chuộng nhờ tính bảo mật và giảm tốn kém chi phí trong quá trình đưa dây cáp vào tòa nhà. Trong bài viết này, Máy Thông Dịch . Com sẽ giải đáp chi tiết về Mạng Wireless Network, các chuẩn mạng của bộ định tuyến không dây & đề xuất hệ thống mạng WI-FI không dây phù hợp với từng đối tượng khác nhau. 

MẠNG KHÔNG DÂY LÀ GÌ?

Mạng không dây (tiếng Anh: Wireless Network) là mạng máy tính hoặc mạng điện thoại sử dụng kết nối dữ liệu không dây giữa các nút mạng. 

Wireless network sử dụng sóng ratio làm sóng truyền dẫn hay tầng vật lý, phù hợp với hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vừa và lớn, có nhu cầu kết nối Internet nhưng không cần tốn chi phí đưa cáp vào tòa nhà hoặc làm kết nối những vị trí thiết bị khác nhau. 

Hệ thống mạng không dây quản lý bởi hệ thống truyền thông vô tuyến của các nhà mạng viễn thông, thường đặt tập trung hoặc rời rạc tại cơ sở lưu trữ của nhà mạng. Cấu trúc internet không dây thường dùng là: OSI.

Một số Ví dụ về Mạng không dây: Mạng điện thoại di động (3G/4G/5G), WLAN, mạng cảm biến không dây, mạng truyền thông vệ tinh, mạng vi sóng trên mặt đất và mạng Bluetooth. 

ƯU ĐIỂM & NHƯỢC ĐIỂM CỦA MẠNG LAN KHÔNG DÂY

Những Ưu & Nhược điểm mạng không dây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Công nghệ mạng, Mục đích sử dụng, Môi trường sử dụng… Dưới đây là một số những lợi ích cũng như nhược điểm khi dùng kết nối không dây:

1. Ưu điểm

  • Tính linh hoạt & tiện lợi: Mạng không dây cho phép người dùng kết nối Internet mọi lúc, mọi nơi bất kỳ nơi nào trong vùng phủ sóng, không cần lo lắng về việc kéo dây cáp. 

  • Tính di động: Người dùng không bị ràng buộc ở một vị trí như kết nối có dây, có thể di chuyển tự do trong phạm vi mạng phủ sóng.

  • Tính mở rộng: Không cần cài đặt thêm cơ sở hạ tầng, dễ dàng mở rộng mạng không dây với thiết bị mạng hiện có, cài đặt dễ dàng & nhanh chóng. 

  • Tiết kiệm chi phí: Giảm chi phí vận hành bởi mạng không dây loại bỏ hoặc giảm chi phí đi dây, lắp đặt cáp dây. 

2. Nhược điểm

  • An ninh mạng: Tín hiệu mạng không dây truyền đi là sóng vô tuyến trong không gian nên tính bảo mật không cao, thường dễ bị tấn công hơn loại mạng có dây, vì vậy cần có những giải pháp bảo mật cao hơn. 

  • Phạm vị phủ sóng: Tín hiệu internet bị giới hạn bởi khoảng cách, băng thông truyền đi và các vật cản. 

  • Tốc độ truyền & Độ ổn định: Có tốc độ truyền và sự ổn định thường thấp hơn mạng có dây, đặc biệt là khi nhiều thiết bị kết nối cùng lúc và phụ thuộc vào băng thông. 

  • Tín hiệu sóng: Sóng truyền đi của Kết nối Wireless rất dễ bị nhiễu do các thiết bị phát sóng khác hoặc thiết bị điện tử, dẫn đến song truyền bị ngắt quãng & giảm tốc độ truyền. 

CÁC LOẠI MẠNG KHÔNG DÂY

Mạng không dây có nhiều loại khác nhau, dưới đây là 4 mạng không dây chính:

1. Mạng cục bộ không dây (LAN - Wireless Local Area Network)

Mạng LAN cho phép kết nối giữa 2 hoặc nhiều thiết bị trong phạm vi địa lý nhỏ như: trường học, văn phòng. Wireless LAN chia sẻ tài nguyên và dữ liệu, thường cung cấp kết nối Internet qua WIFI để liên kết nhiều thiết bị khác nhau. 

2. Mạng đô thị không dây (WMAN - Wireless Metropolitan Area Network)

Mạng MAN kết nối một số mạng LAN không dây, phủ sóng ở một khu vực đô thị nhất định. Mạng WMAN dùng công nghệ như WiMAX để cung cấp kết nối Internet & dịch vụ truyền thông cho 1 khu vực đô thị. 

3. Mạng diện rộng không dây (WWAN - Wireless Wide Area Network)

Mạng WWAN bao phủ các khu vực rộng lớn như thị trấn và thành phố lân cận, sử dụng mạng di đông như: 3G, 4G, 5G, LTE… cung cấp Internet di động và dịch vụ thoại. 

4. Mạng cá nhân không dây (WPAN - Wireless Peronal Area Network)

Mạng PAN kết nối những thiết bị trong khoảng thời gian ngắn, thường trong tầm tay của 1 người. WPAN sử dụng 2 công nghệ chính là: Bluetooth & NFC như kết nối tai nghe, chuột, bàn phím không dây hay chia sẻ dữ liệu giữa nhiều thiết bị di động. 

CÁCH TRIỂN KHAI MỘT KẾT NỐI KHÔNG DÂY

Có 3 loại triển khai mạng không dây:

1. Triển khai tập trung

Cách triển khai mạng không dây tập trung là cách phổ biến nhất, thường được dùng trong các tòa cao ốc và mạng nằm gần nhau. Cách triển khai này là mạng không dây cài đặt ở một vị trí tập trung, có bộ điều khiển dựa trên cơ sở. Điều này giúp việc quản lý điểm truy cập, nâng cấp, củng cố mạng không dây dễ dàng hơn.

2. Triển khai xác thực hội tụ

Triển khai hội tụ là cách kết nối mạng có dây & không dây trên cùng một thiết bị duy nhất. Và thiết bị mạng đóng vai trò kép cho cả bộ chuyển mạch và bộ điều khiển không dây, mang đến sự nhất quán trong các connect không dây và có dây.  

Cách triển khai này là giải pháp đơn giản, hiệu quả về chi phí phù hợp các cơ sở nhỏ, văn phòng chi nhánh. 

3. Triển khai dựa trên đám mây Cloud

Hệ thống mạng không dây Cloud sử dụng đám mây để quản lý mạng được triển khai tại nhiều điểm khác nhau. Giúp theo dõi, quản lý các tài nguyên mạng từ xa qua bảng điều khiển đám mây dễ dàng. Để sử dụng cách triển khai này yêu cầu có thiết bị quản lý cloud để tối ưu hóa quản lý như: Cisco Meraki.

GIẢI ĐÁP MỘT SỐ THẮC MẮC VỀ INTERNET KHÔNG DÂY

1. Thiết bị cơ bản của mạng không dây

Thiết bị cơ bản của mạng không dây gồm:

  • Access Point (AP) (Điểm truy cập) hoặc Bộ Phát Sóng Wi-Fi

  • Wireless Repeater

  • Wireless Client

  • Wireless Adapter

  • Switch mạng & Modem

  • Thiết bị khác (Wireless Devices): Router không dây, Wireless NICs (Network Interface Cards)...

2. Mạng không dây được kết nối bằng gì?

Mạng không dây kết nối các thiết bị với nhau và Internet thông qua “tín hiệu vô tuyến” (sóng diện từ). 

Ví dụ: Mạng không dây trên smartphone phát WIFI - cung cấp kết nối Internet để cho máy phiên dịch truy cập vào mạng và thực hiện dịch thuật trực tuyến. Hay eSIM & mạng không dây kết hợp giúp thiết bị kết nối Internet nhanh chóng!

3. WIFI không dây có mạnh không?

Độ mạnh của mạng WI FI không dây tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Tốc độ kết nối

  • Phạm vi phủ sóng

  • Số thiết bị truy cập đồng thời

  • Chuẩn bảo mật mạng như: WPA3 cung cấp bảo vệ mạnh hơn cho mạng wi-fi không dây. 

Nếu ở trong điều kiện lý tưởng, đáp ứng đầy đủ các yếu tố thì mạng WIFI không dây rất mạnh. 

4. Một số chuẩn mạng của mạng không dây

  • IEEE 802.11a: hoạt động ở băng tần 5GHz, tốc độ lên đến 54 Mbps.

  • IEEE 802.11b: hoạt động ở băng tầng 2.4GHz, tốc độ lên đến 11 Mbps.

  • IEEE 802.11g: hoạt động ở băng tầng 2.4 GHz, tốc độ lên đến 54 Mbps, tương thich ngược với 802.11b.

  • IEEE 802.11n (WiFi 4): hoạt động ở băng tần 2.4GHz & 5GHz, tốc độ lên đến 600 Mbps, hỗ trợ MIMO (Multiple Input Multiple Output).

  • IEEE 802.11ac (WiFi 5): hoạt động ở băng tần 5 GHz, tốc độ lên đến 1 Gbps.

  • IEEE 802.11ax (WiFi 6): hoạt động ở băng tần 2.4GHz & 5GHz, tốc độ & hiệu suất cao, phù hợp với môi trường có lưu lượng truy cập đông đúc, hỗ trợ công nghệ OFDMA (Orthogonal Frequency-Division Multiple Access) và MU-MIMO (Multi-User MIMO).

5. Mối quan hệ giữa mạng không dây, Hotspot & Wifi Direct

Mạng không dây tạo ra hệ sinh thái kế nối không dây, cho phép các thiết bị kết nối với nhau mà không cần cáp vật lý. Trong hệ sinh thái này, Wifi Direct là công nghệ giúp các thiết bị kết nối trực tiếp để chia sẻ dữ liệu, còn Hotspot là điểm cung cấp kết nối Internet cho những thiết bị khác.

KẾT LUẬN

Như vậy, MayThongDich.Com đã chia sẻ những thông tin cốt lõi về Mạng Không Dây (Wireless Network). Hi vọng qua bài viết các bạn đã hiểu những giá trị quan trọng của mạng không dây và ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống. 

>>> Bài viết liên quan:

  • Lắp mạng không dây Viettel

  • mạng không dây wi-fi là loại mạng

  • Mạng có dây và mạng không dây

  • mạng máy tính & mạng diện rộng là gì

  • Roaming Wifi là gì?

  • Wireless khác gì Bluetooth

Sản phẩm tốt nhất thế giới
Video sản phẩm
Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Phiên Dịch Atalk Plus+ || Dịch Ngoại Tuyến 17 Ngôn Ngữ Có Tiếng Việt Chỉ 0.2s
Dùng Máy Phiên Dịch Atalk Plus+ || Dịch OFFLINE Tiếng Việt Tốt Nhất Thế Giới - Giao Tiếp Với Du Khách Nước Ngoài ở Công Viên
SO SÁNH 3 Dòng Máy Phiên Dịch Atalk Plus+, Atalk Go & Atalk One | Máy Phiên Dịch Nào Tốt?
So Sánh Máy Phiên Dịch Atalk Go và Atalk Plus | Máy Thông Dịch Tốt Nhất