DSL là gì? So sánh Cáp DSL, Cáp quang & Cáp Ethernet

DSL là gì? Công nghệ DSL (Digital Subscriber Line) được biết đến là một loại kết nối Internet sử dụng tần số của đường dây điện thoại có sẵn để truyền dẫn dữ liệu và kết nối Internet. Dịch vụ DSL được các nhà cung cấp dịch vụ Internet sử dụng thông dụng bởi nó tăng tốc độ tải xuống, tốc độ tải lên và giúp người dùng truy cập Internet tốc độ cao. Những thông tin về DSL Network & tầm quan trọng của đường dây thuê bao kỹ thuật số sẽ được Máy Thông Dịch . Com giải đáp trong bài viết dưới đây!

DSL LÀ GÌ?

DSL (viết tắt của: Digital Subscriber Line) dịch sang tiếng Việt là đường dây thuê bao kỹ thuật số. Thuật ngữ DSL chỉ chung cho các dịch vụ tận dụng Modem kỹ thuật số và đường dây điện thoại lõi đồng để cung cấp kết nối Internet. 

DSL là một giải pháp phổ biến để cung cấp kết nối Internet tốc độ cao mà không cần cài đặt dây cáp mới tại nhà hoặc văn phòng. 

Người dùng có thể sử dụng đồng thời Internet & điện thoại mà không lo bị gián đoạn bởi: 

  • Công nghệ DSL truyền tải tín hiệu thông qua dải tần số không dùng trong điện thoại, không đi qua hệ thống chuyển mạch điện thoại nên không gây nhiễu tín hiệu dịch vụ thoại. 

  • Băng tần sử dụng cho dịch vụ thoại trên cáp đồng khoảng: 0-4 kHz, còn công nghệ DSL thường dùng tần số trên 100 kHz. 

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA DSL NETWORK

Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) khi cung cấp DSL yêu cầu 2 phần cứng gồm: 

  • Modem DSL

  • Bộ lọc DSL (nếu cần)

Công nghệ DSL chia tín hiệu điện thoại thành 3 dải tần số: 1 băng tần để truyền tín hiệu thoại & 2 dải tần để kết nối Internet (tải lên và tải xuống). 

DSL Modem nhận tín hiệu qua đường dây điện thoại và chuyển đổi chúng thành đường dây kỹ thuật số. Dữ liệu này sẽ được truyền tới người dùng qua mạng không dây và cáp Ethernet. 

Bộ lọc DSL có vai trò ngăn chặn tín hiệu DSL gây nhiễu với tín hiệu điện thoại. 

Việc sử dụng đường dây điện thoại giúp cho DSL có thể tiếp cận được ở các vùng nông thôn cũng như các thị trấn & thành phố. 

LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CÔNG NGHỆ DSL

Lịch sử phát triển DSL trải qua các giai đoạn sau:

  1. Vào cuối những năm thập niên 1980: Ý tưởng về DSL xuất hiện, các nhà khoa học tìm cách tận dụng đường dây điện thoại để truyền dữ liệu tốc độ cao.

  2. Đầu thập niên 1990: Bắt đầu vào những năm 1988, các kỹ sư tại Bell Lab (Bellcore) đã nghiên cứu và phát triển các tiêu chuẩn DSL và ADSL là công nghệ đầu tiên được thử nghiệm.

  3. Giữa thập niên 1990: ADSL được giới thiệu, ban đầu được phục vụ cho doanh nghiệp với tốc độ cao và kết nối với dial-up ổn định hơn.

  4. Cuối thập niên 1990: Sự phát triển công nghệ DSL thực sự mạnh mẽ khi nhu cầu Internet bùng nổ và các DSL công ty viễn thông đã và đang chú trọng vào thị trường Internet băng thông rộng. Lúc bấy giờ, người dùng ưa chuộng truy cập kết nối Internet băng thông rộng kết hợp với đường dây điện thoại hơn là đầu tư thêm một đường truyền mạng riêng biệt. 

  5. Vào thập niên 2000: DSL & Cáp quang mạng là 2 công nghệ truyền tải cạnh tranh trực tiếp tại các quốc gia Bắc Mỹ và châu Âu. Nếu so sánh thì ADSL có tốc độ truyển tải là 20 Mbit/s còn cable mạng có thể cung cấp băng thông đến 30 Mbit/s. Điều đó thúc đẩy các biến thể DSL ra đời để cải thiện chất lượng và tốc độ dịch vụ như VDSL.

  6. Thập niên 2010 và sau đó: Các nhà phát triển DSL Service nâng cấp công nghệ như G.fast hứa hẹn tốc độ tương đương cáp quang trên hạ tầng đồng. 

NHỮNG CÔNG NGHỆ DSL THÔNG DỤNG HIỆN NAY

Cho đến thời điểm hiện tại, công nghệ DSL phát triển với nhiều loại tiêu biểu sau:

1. ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line)

  • ADSL là công nghệ DSL bất đối xứng phổ biến nhất cung cấp kết nối Internet phù hợp nhất cho hộ gia đình và doanh nghiệp. 

  • Tốc độ tải xuống (Download) và tải lên (Upload) của ADSL không đối xứng và có nhiều lựa chọn tốc độ cũng như khoảng cách truyền dẫn. 

  • Tùy theo nhu cầu về dung lượng, người dùng được phép thuê đường truyền phù hợp. 

2. VDSL (Very-high-bit-rate Digital Subscriber Line)

  • Công nghệ VDSL mạnh mẽ hơn ADSL và tốc độ dẫn truyền cũng cao hơn.

  • VDSL: thường sử dụng cho khu vực có mật độ dân số cao, yêu cầu đường truyền Internet tốc độ cao. 

  • VDSL hỗ trợ tốc độ tải lên và tải xuống đối xứng giúp cải thiện hiệu xuất truyền dẫn, đáp ứng nhu cầu dùng đồng thời nhiều dịch vụ trực tuyến phù hợp với các ứng dụng cần độ tin cậy & độ trễ thấp.

3. HDSL (High-bit-rate Digital Subscriber Line)

  • HDSL thường dùng cho mạng doanh nghiệp & môi trường kinh doanh, cung cấp tốc độ đối xướng. 

  • HDSL có độ tin cậy cao phù hợp chia sẻ mạng dữ liệu nội bộ của doanh nghiệp & tổ chức.

  • HDSL có nhiều phiên bản cải tiến như: HDSL2, HDSL4…

4. RADSL (rate-adaptive digital subscriber line)

  • RADSL là phiên bản nâng cấp của công nghệ ADSL.

  • RADSL cho phép modem kiểm tra giới hạn thông lượng & hoạt động với tốc độ tối đa mà đường truyền có thể hỗ trợ. 

5. SDSL (Symmetric Digital Subscriber Line)

  • SDSL là công nghệ DSL đối xứng có tốc độ tải xuống và tải lên bằng nhau. 

  • SDSL phù hợp với các ứng dung yêu cầu độ trễ và độ tin cậy thấp. 

  • SDSL tương tự HDSL2 trong tiêu chuẩn ANSI.

6. SHDSL (Single-pair, high-speed DSL)

  • SHDSL hỗ trợ tốc độ đối xứng, truyền dữ liệu nhanh hơn các phiên bản DSL cũ,

  • SHDSL phù hợp cho những doanh nghiệp dùng PBX, kết nối bảo mật, web hosting. 

  • SHDSL kết nối mạng ở khoảng cách xa, hữu ích cho mạng LAN của doanh nghiệp.

7. VDSL2 (Very-high-bit-rate DSL 2)

  • VDSL2 là phiên bản nâng cấp của VDSL hỗ trợ truyền tải đối xứng tốt hơn với tốc độ lên đến 100 Mbps.

  • VDSL2 áp dụng cho các gói dịch vụ Triple Play (dữ liệu, thoại, video) ở khoảng cách xa. 

8. G.fast

  • G.fast là công nghệ DSL mới nhất, tốc độ tương đương cáp quang, dùng chung hạ tầng cáp đồng với ADSL, VDSL.

  • G.fast thích hợp dùng cho những khu vực chưa có cáp quang. 

VAI TRÒ CỦA CỔNG DSL

Cổng DSL đóng vai trò quan trọng đối với công nghệ DSL với những chức năng chính sau: 

  • Cổng DSL là điểm giao kết nối giữa Modem DSL và đường dây điện thoại cố định thông qua cáp RJ-11 để nhận tín hiệu Internet từ nhà cung cấp dịch vụ, đảm bảo tín hiệu mạng ổn định & hiệu quả. 

  • Cổng DSL cũng thường kết nối với Router với mục đích cân bằng tải. 

  • Cổng DSL trang bị bộ lọc loại bỏ nhiễu điện từ trên đường dây điện thoại, đảm bảo Internet truyền tải chính xác & rõ ràng. 

  • Cổng DSL tương thích với nhiều loại Modem DSL khác nhau, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng. 

  • Cổng DSL tích hợp chức năng bảo mật tăng cường bảo vệ mạng khỏi những truy cập trái phép. 

Vị trí cổng DSL thường nằm ở mặt sau Modem DSL và thường dùng loại cổng vật lý RJ11 hoặc RJ45 tùy vào công nghệ DSL và thiết bị mạng:

  • Với DSL Service truyền thống: thường dùng cổng RJ-11 để kết nối đường truyền DSL.

  • Với DSL Service tiên tiến như VDSL thường dùng cổng RJ-45. 

ƯU ĐIỂM & NHƯỢC ĐIỂM CỦA DSL

1. Ưu điểm DSL

  • Tốc độ cao hơn kết nối quay số truyền thống: Tốc độ tải xuống trung bình 25 Mbps, tải lên 3 Mbps.

  • Dễ dàng triển khai: Cài đặt DSL tương đối đơn giản có thể được thực hiện bởi người không chuyên & chỉ cần có cáp điện thoại là có thể sử dụng, không cần quay số kết nối mỗi khi sử dụng.

  • Bảo mật tốt: Dữ liệu được mã hóa khi truyền qua cáp điện thoại.

  • Giá rẻ hơn cáp quang: Phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.

  • Tương thích với nhiều thiết bị: Dễ dàng kết nối, sử dụng và khả dụng những cả những khu vực không có cáp quang.

2. Nhược điểm DSL

  • Bị ảnh hưởng bởi khoảng cách: Tốc độ giảm khi khoảng cách giữa người dùng và ISP xa.

  • Tốc độ không đồng nhất và ổn định: Phụ thuộc vào chất lượng đường dây điện thoại, khoảng cách, số lượng người dùng.

  • Băng thông hạn chế: Không đáp ứng được nhu cầu sử dụng internet cao hiện nay bởi một số nhà cung cấp dịch vụ DSL giới hạn dữ liệu hàng tháng. 

  • Có thể bị nhiễu: Do sử dụng chung đường dây điện thoại.

  • Độ tin cậy: DSL có thể bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện từ và các vấn đề về đường dây điện thoại.

SO SÁNH CÁP DSL, CÁP QUANG VÀ CÁP ETHERNET

Tiêu chí

Cáp DSL

Cáp quang

Cáp Ethernet (Fast Gigabit)

Khái niệm

Truyền tải dữ liệu bằng tín hiệu điện qua đường dây điện thoại

Truyền tải dữ liệu bằng ánh sáng qua sợi thủy tinh

Truyền tải dữ liệu bằng tín hiệu điện qua dây đồng xoắn

Kết cấu

Dây đồng

Sợi thủy tinh (sợi quang)

Dây đồng xoắn

Tốc độ tải xuống

3Mbps - 100 Mbps

250 Mbps - 1000 Mbps

10 Mbps - 100 Mbps

Tốc độ tải lên

1 Mbps - 35 Mbps

Bảo mật

Trung bình

Cao

Cao

Phí tổn

Thấp

Trung bình

Cao

 

KẾT LUẬN

Như vậy Máy Thông Dịch . Com đã chia sẻ những thông tin về công nghệ DSL trong việc truyền tải Internet. Hi vọng qua bài viết các bạn đã hiểu rõ hơn về dịch vụ DSL của ISP. 

Lưu ý: DSL language là Domain-Specific Language - Ngôn ngữ tên miền chuyên biệt (Đây không phải là công nghệ DSL được đề cập ở trên).

Tham khảo: MTU là gì?

Hỗ trợ bán hàng
Video sản phẩm
Dùng Máy Phiên Dịch Atalk Plus - Dịch Tiếng Việt Tốt Nhất Thế Giới - Giao Tiếp Với Khách Du Lịch Nước Ngoài ở Công Viên
Dùng Máy Phiên Dịch Atalk Plus - Dịch Tiếng Việt Tốt Nhất Thế Giới - Giao Tiếp Với Khách Du Lịch Nước Ngoài ở Công Viên
Dùng Máy Phiên Dịch Atalk Plus+ || Dịch OFFLINE Tiếng Việt Tốt Nhất Thế Giới - Giao Tiếp Với Du Khách Nước Ngoài ở Công Viên
Dùng Máy Phiên Dịch Atalk Plus+ || Dịch OFFLINE Tiếng Việt Tốt Nhất Thế Giới - Giao Tiếp Với Du Khách Nước Ngoài ở Công Viên
Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Phiên Dịch Atalk Plus+ || Dịch Ngoại Tuyến 17 Ngôn Ngữ Có Tiếng Việt Chỉ 0.2s
Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Phiên Dịch Atalk Plus+ || Dịch Ngoại Tuyến 17 Ngôn Ngữ Có Tiếng Việt Chỉ 0.2s
SO SÁNH 3 Dòng Máy Phiên Dịch Atalk Plus+, Atalk Go & Atalk One | Máy Phiên Dịch Nào Tốt?
SO SÁNH 3 Dòng Máy Phiên Dịch Atalk Plus+, Atalk Go & Atalk One | Máy Phiên Dịch Nào Tốt?
Liên kết với chúng tôi
×
Đăng ký đặt hàng