MTU là gì? Cách kiểm tra & Điều chỉnh Maximum Transmission Unit

MTU là gì? Kích thước MTU tối đa (Maximum Transmission Unit) là một giá trị quan trọng trong mạng máy tính. Tùy thuộc vào giá trị MTU của một gói tin để đảm bảo việc truyền tải trên Internet và cấu hình MTU phù hợp đáp ứng các yêu cầu về tốc độ truyền dữ liệu trên Internet. Trong bài viết này, Máy Thông Dịch . Com sẽ giải đáp khái niệm MTU, cách kiểm tra MTU, công thức tính toán MTU, các yêu cầu MTU cho các hình thức mạng phổ biến và mách bạn cách tối ưu hóa MTU đạt hiệu suất tốt nhất. 

MTU là gì?

MTU LÀ GÌ?

MTU (viết tắt của Maximum Transmission Unit) là kích thước tối đa của một gói tin (Packet) được phép truyền tải trên mạng. Nói một cách dễ hiểu, MTU là giới hạn cho phép của 1 gói tin được truyền đi mà không cần phân mảnh thành các gói nhỏ hơn.

Cấu hình MTU và giá trị kích thước MTU có thể cố định hoặc thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: hình thức mạng, giao thức mạng, thiết bị và yêu cầu truyền tải…

MSS (Maximum Segment Size) đơn vị tương tự MTU, là độ dài tối đa của một phân đoạn dữ liệu (segment) được truyền tải trong một kết nối trong giao thức TCP (Transmission Control Protocol).

Giá trị MSS được xác định bởi công thức: MSS = MTU - (Độ dài tiêu đề IP + Độ dài tiêu đề TCP).

Ví dụ: MTU = 1500 byte; tiêu đề TCP + IP = 20 byte + 20 byte = 40 byte. Vậy MSS = 1500 - (20 + 20) = 1460 byte.

MTU (viết tắt của Maximum Transmission Unit)

VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA MTU

MTU đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải dữ liệu, cụ thể: 

  • MTU đảm bảo tính tương thích: MTU giúp các thiết bị trong mạng có cấu hình mạng khác nhau có thể tương thích và ổn định đường truyền khi truyền tải dữ liệu với nhau một cách hiệu quả. 

  • MTU tối ưu hóa hiệu suất: MTU giúp giảm thiểu tình trạng phân mảnh gói tin, tăng hiệu suất truyền tải, giảm độ trễ mạng.

  • MTU tiết kiệm chi phí: MTU giúp giảm việc dùng tài nguyên mạng do retransmission và phân mảnh gói tin. 

KÍCH THƯỚC MTU

1. Kích thước MTU thông thường

Loại mạng

Giao thức

Kích thước MTU

Ghi chú

  • Ethernet

IPv4

  • 1500 byte
  • Kích thước tiêu chuẩn cho Ethernet
  • Wi-Fi
  • Kích thước tiêu chuẩn cho Wi-Fi
  • 1492 byte
  • Kích thước phổ biến cho DSL
  • PPP
  • 576 byte
  • Kích thước phổ biến cho PPP
  • PPPoE
  • 1492 byte
  • Kích thước phổ biến cho PPPoE
  • Frame Relay
  • 1600 byte hoặc 4470 byte
  • Kích thước tùy thuộc vào cấu hình
  • ATM
  • 9180 byte hoặc 4470 byte
  • GPRS
  • 1500 byte hoặc thấp hơn
  • 3G/4G

 

2. Ảnh hưởng của kích thước MTU

Kích thước MTU nhỏ hơn hoặc lớn hơn thông thường có thể gây ra một số vấn đề như:

  • MTU nhỏ hơn: 

    • Gói tin sẽ bị phân mảnh thành nhiều phần nhỏ để phù hợp với MTU, làm tăng overhead và làm giảm hiệu suất mạng.

    • Tăng chi phí truyền tải do gói tin phải gửi đi dưới dạng những gói tin nhỏ hơn.

    • Gói tin bị chia nhỏ làm tăng độ trễ do chúng cần nhiều thời gian hơn để truyền tải và xử lý. 

    • Khi truyền tải nhiều phần nhỏ có khả năng dẫn đến mất mát dữ liệu. 

  • MTU lớn hơn:

    • Bị lỗi truyền tải do các gói tin quá lớn so với khả năng xử lý của các thiết bị mạng, không thể truyền đi.

    • Các gói tin có thể bị phân mảnh dù không cần thiết, dẫn đến việc giảm hiệu suất.

    • Các thiết bị mạng cần nhiều thời gian hơn để xử lý các gói tin và tăng độ trễ trong mạng. 

Do đó, thiết lập MTU phù hợp là yêu cầu quan trọng đảm bảo hiệu suất mạng được tối ưu, tăng độ tin cậy mạng và kết nối dễ dàng với các thiết bị khác nhau. 

Ảnh hưởng của kích thước MTU Network

MTU TRONG MẠNG INTERNET

1. Khả năng áp dụng MTU

MTU được áp dụng rộng rãi:

  • Cho các tiêu chuẩn và giao thức truyền thông: giúp xác định rõ kích thước tối đa của các gói tin mà hệ thống có khả năng chuyển tiếp mà không cần phân mảnh. 

Ví dụ: MTU trong mạng Ethernet thường cố định là 1500 byte. 

  • Cho các lớp mạng và các giao thức truyền thông NIC (Network Interface Card) hoặc cổng nối dây có kèm theo thông số MTU: cho phép hệ thống quản lý kích thước gói tin dựa trên yêu cầu cụ thể của mạng hay ứng dụng. 

Ví dụ: IP (Internet Protocol) 1500 byte.

  • Linh hoạt cho các hệ thống đặc biệt như những liên kết điểm đến điểm: MTU có thể được quyết định tại thời điểm kết nối, giúp tối ưu hóa quá trình truyền dẫn dữ liệu trên các liên kết này. 

Ví dụ: MTU có thể được điều chỉnh cho các liên kết di động, nơi mà băng thông có thể thay đổi.

2. Giao thức IP và MTU Network

Giao thức IP (Internet Protocol) đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý và truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị qua mạng Internet. 

Dưới đây là quy trình IP thực hiện nhiệm vụ: 

  1. Bước 1: Chia nhỏ dữ liệu

Khi 1 thiết bị cần gửi dữ liệu đến thiết bị khác trong cùng 1 mạng, máy chủ sẽ chia dữ liệu thành các gói tin (packet). 

Mỗi gói tin sẽ co thông tin về địa chỉ nguồn & địa chỉ đích để hướng dẫn việc định tuyến trong mạng.

Kích thước mỗi gói tin không vượt quá MTU của mạng mà nó đi qua 

  1. Bước 2: Gửi gói tin

Nếu giá trị MTU phù hợp, gói tin sẽ được gửi qua mạng. Mỗi gói tin có thể đi qua nhiều mạng với MTU khác nhau. 

  1. Bước 3: Xử lý gói tin

Gói tin sẽ được Router xử lý dựa trên thông tin MTU Header.  

Gói tin cũng có thể được chuyển tiếp hoặc định tuyến lại. 

  1. Bước 4: Nhận gói tin

Gói tin sau khi được nhận bởi máy nhận sẽ được sắp xếp lại theo thứ tự ban đầu. 

Trong quá trình trên có thể phát sinh một số vấn đề liên quan đến MTU cụ thể: 

  • Nếu kích thước gói tin vượt quá MTU của mạng sẽ bị phân mảnh thành những phần nhỏ. Quá trình phân mảnh sẽ diễn ra ở lớp Interner (IP layer) và các gói tin nhỏ sẽ được gửi đi 1 cách độc lập. 

  • Khi đến đích, các phần nhỏ sẽ tái lập thành gói tin ban đầu nhưng có thể xảy ra tình trạng bị mất phần nhỏ của gói tin trong quá trình truyền dẫn và toàn bộ gói tin có thể bị mất dẫn đến nguy cơ mất mát dữ liệu.

Chính điều này đã đặt ra yêu cầu về khả năng xử lý cho các thiết bị trong mạng, đặc biệt là môi trường mạng có kích thước gói tin cực kỳ nhỏ. Máy chủ cần có khả năng xử lý những gói tin có kích thước tối thiểu 576 byte (đối với IPv4) hoặc 1280 byte (đối với IPv6). 

Giao thức IP và MTU Network

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ ĐIỀU CHỈNH MTU

1. Cách kiểm tra MTU

Để kiểm tra MTU thực hiện các bước sau:

  1. Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run.

  2. Bước 2: Nhập CMD => Bấm “OK” để mở Command Prompt.

  3. Bước 3: Nhập lệnh sau: ping -f -l [kích thước]  [tên miền]

Ví dụ: ping -f -l 1500 maythongdich.com

  1. Bước 4: Nếu nhận được phản hồi "Packet needs to be fragmented but DF set", hãy giảm kích thước gói tin khoảng từ 10 đến 12 byte và thử lại.

Cách kiểm tra MTU

2. Cách điều chỉnh MTU

  1. Bước 1: Mở Control Panel => Chọn Network and Internet => Chọn Network and Sharing Center.

  2. Bước 2: Chọn Change adapter settings => Nhấp chuột phải vào adapter mạng bạn muốn điều chỉnh.

  3. Bước 3: Chọn Properties => Configure => Chọn tab Advanced.

  4. Bước 4: Tìm kiếm tùy chọn "MTU" => Nhập giá trị MTU mong muốn => Nhấp OK để lưu thay đổi.

MTU Tenda Router - MTU có thể chỉnh sửa trong bảng cài đặt Modem/Router nhưng không phải thiết bị nào cũng cho phép chỉnh sửa giá trị này. Mỗi thiết bị Router bạn dùng sẽ có 1 địa chỉ IP riêng để truy cập. Tùy vào thiết bị bạn sử dụng, truy cập vào LAN, WAN, Advanced Settings trong menu bên trái bảng điều khiển để tới nơi cài đặt giá trị MTU.

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VỚI MTU

Khi làm việc với MTU có thể gặp một số lỗi phổ biến như: 

  • Phân mảnh gói tin (Fragmentation-related issues): Kích thước gói tin vượt quá MTU của mạng thì gói tin sẽ bị phân mảnh, dẫn đến tăng overhead và giảm hiệu suất.

  • Mất gói tin (Packet loss): Một phần của gói tin bị mất trong quá trình truyền tải có thể dẫn đến mất toàn bộ gói tin, đặc biệt nguy hiểm khi phân mảnh.

  • Hiệu suất giảm (Decreased performance): Phân mảnh có thể làm tăng overhead và giảm hiệu suất mạng, nhất là với mạng lưu lượng cao.

  • Lỗi xác định MTU (Path MTU Discovery failures): Trường hợp các thiết bị mạng không xác định chính xác MTU của đường truyền, dẫn đến gửi gói tin quá lớn và gây ra nhiều vấn đề phân mảnh và mất dữ liệu. 

  • MTU không phù hợp (MTU mismatch): Cấu hình MTU không đồng nhất trên các thiết bị có thể gây mất dữ liệu và hiệu suất kém.  

  • Suy giảm hiệu suất TCP (TCP performance degradation): Nếu MTU không tối ưu sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của giao thức TCP, đặc biệt trong môi trường lưu lượng cao và độ trễ cao.

KẾT LUẬN

Như vậy, Máy Thông Dịch đã chia sẻ tất cả những thông tin liên quan nhất đến MTU. Hi vọng qua bài viết các bạn sẽ hiểu rõ hơn về thuật ngữ MTU và đơn vị MTU. 

>>> Bài viết liên quan:

  • Mtu là trường gì

  • MTU online

  • MTU FPT

  • MTU Viettel

  • MTU 1500 vs 1492

Hỗ trợ bán hàng
Video sản phẩm
Dùng Máy Phiên Dịch Atalk Plus - Dịch Tiếng Việt Tốt Nhất Thế Giới - Giao Tiếp Với Khách Du Lịch Nước Ngoài ở Công Viên
Dùng Máy Phiên Dịch Atalk Plus - Dịch Tiếng Việt Tốt Nhất Thế Giới - Giao Tiếp Với Khách Du Lịch Nước Ngoài ở Công Viên
Dùng Máy Phiên Dịch Atalk Plus+ || Dịch OFFLINE Tiếng Việt Tốt Nhất Thế Giới - Giao Tiếp Với Du Khách Nước Ngoài ở Công Viên
Dùng Máy Phiên Dịch Atalk Plus+ || Dịch OFFLINE Tiếng Việt Tốt Nhất Thế Giới - Giao Tiếp Với Du Khách Nước Ngoài ở Công Viên
Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Phiên Dịch Atalk Plus+ || Dịch Ngoại Tuyến 17 Ngôn Ngữ Có Tiếng Việt Chỉ 0.2s
Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Phiên Dịch Atalk Plus+ || Dịch Ngoại Tuyến 17 Ngôn Ngữ Có Tiếng Việt Chỉ 0.2s
SO SÁNH 3 Dòng Máy Phiên Dịch Atalk Plus+, Atalk Go & Atalk One | Máy Phiên Dịch Nào Tốt?
SO SÁNH 3 Dòng Máy Phiên Dịch Atalk Plus+, Atalk Go & Atalk One | Máy Phiên Dịch Nào Tốt?
Liên kết với chúng tôi
×
Đăng ký đặt hàng