Phiên Dịch Viên Là Gì? Nghề Phiên Dịch Cần Gì Để Nhanh Phát Triển?

Phiên dịch viên là một trong những nghề mang lại thu nhập cao nhất hiện nay. Lương phiên dịch viên bình thường dao động khoảng 10 – 15 triệu/ tháng. Nếu được làm việc tại các tổ chức quốc tế, thu nhập từ nghề nghiệp phiên dịch sẽ lên đến 100 – 200$/ ngày.

Vậy nghề phiên dịch yêu cầu những kỹ năng, bằng cấp nào? Thông dịch viên sẽ làm việc ở đâu? Có thể phát triển nếu theo đuổi nghề phiên dịch viên?

Nếu bạn muốn trở thành thông dịch viên, bài viết dưới đây sẽ cung cấp mọi thông tin cần thiết về nghề phiên dịch.

 

1. Thông dịch viên là gì? Mô tả công việc thông dịch viên

1.1 Thông dịch viên là gì?

Thông dịch viên hay phiên dịch viên, gọi tiếng Anh là Interpreter, là những người có nhiệm vụ chuyển câu nói từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác theo yêu cầu.

Hiểu đơn giản, nếu là một thông dịch viên tiếng Anh, bạn có nhiệm vụ làm trung gian, giúp một người không biết nói tiếng Anh thoải mái giao tiếp với các đối tác nói tiếng Anh khác.

Nghề phiên dịch viên yêu cầu nói chuyện, giao tiếp nhiều. Khác với biên dịch, công việc chủ yếu là viết.

Bạn có thể lựa chọn phiên dịch tiếng Anh, tiếng Trung, Hàn, Nhật, Tây Ban Nha…Nhưng tối thiểu phải thật giỏi ít nhất một ngoại ngữ để trở thành thông dịch viên.

Minh họa thông dịch viên là gì?
Minh họa thông dịch viên là gì?

 

1.2 Mô tả công việc thông dịch viên

Nghề phiên dịch viên sẽ có rất nhiều việc cần làm:

  •  Tham dự các cuộc họp, hội nghị…Dịch chính xác, cô đọng nội dung được chỉ định với vai trò là phiên dịch viên trung gian.
  •  Tạo điều kiện giao tiếp hiệu quả giữa các bên không cùng ngôn ngữ, bằng cách dịch một ngôn ngữ nói (hoặc viết) sang ngôn ngữ còn lại.  
  •  Sử dụng từ điển và thuật ngữ để đảm bảo độ chính xác của bản dịch.
  •  Đồng hành cùng du khách nước ngoài và tạo điều kiện giao tiếp giữa thân chủ và đối tác.
  •  Phiên dịch tại các bệnh viện, nhà tù, phiên tòa….
  •  Phiên dịch các thuật ngữ chuyên ngành và ngôn ngữ địa phương.
  •  Chuẩn bị các tài liệu tham khảo/ thông tin khách hàng…Liên quan đến buổi dịch.
  •  Đọc, trình bày các tài liệu và phiên dịch sang ngoại ngữ khác theo yêu cầu.

>>> Tham khảo: Top 100 Máy Phiên Dịch tiếng Việt tốt nhất thế giới

1.3 Phân loại phiên dịch viên

 Phiên dịch viên thường được chia thành ba dạng chính:

  • Thông dịch viên chuyên dịch song song/ Dịch Cabin (Simultaneous Interpreting).
  •  Phiên dịch viên chuyên dịch đuổi (consecutive interpreting)
  •  Phiên dịch viên chuyên dịch thầm (whispered interpreting)

Ngoài ra, bạn cũng có thể phân loại thông dịch viên dựa vào địa điểm làm việc như

  •  Thông dịch viên hội nghị hay dịch cabin (Ví dụ: Các hội nghị gặp gỡ giữa các nguyên thủ quốc gia…)
  •  Thông dịch viên kinh doanh (Ví dụ: Phiên dịch tại các buổi hợp tác kinh doanh…)
  •  Thông dịch viên công vụ (Ví dụ: Dịch tại tòa án…)
Nghề phiên dịch Cabin chuyên nghiệp tại sự kiện

 

2. Muốn trở thành phiên dịch viên cần bằng cấp gì?

Thông thường, các phiên dịch viên cần một hoặc hai ngôn ngữ “tủ” để theo đuổi nghề nghiệp phiên dịch. Tùy ngôn ngữ mà bạn chuyên, sẽ có yêu cầu bằng cấp khác nhau.

Một số bằng cấp căn bản:

  •  Bằng đại học/ cao đẳng các ngành phiên dịch, cử nhân Anh Văn (Nếu bạn muốn trở thành thông dịch viên tiếng Anh)
  •  Bằng đại học/ cao đẳng chuyên ngành Ngôn Ngữ Nga/ Pháp/ Đức/ Hàn/ Trung/ Nhật…
  •  Chứng chỉ tiếng Anh IELTS, TOEIC… (Dành cho nghề phiên dịch tiếng Anh)
  •  Chứng chỉ JLPT tiếng Nhật.
  •  Chứng chỉ TOPIK tiếng Hàn.
  •  Chứng chỉ HSK tiếng Nhật.

Nếu muốn làm phiên dịch tại các tổ chức quốc tế, bạn sẽ cần nhiều hơn:

  •  Bằng Master ngành phiên dịch được cấp bởi ITI.
  •  Bằng CIC cấp độ 3 trở lên (Certificate In Community Interpreting)
  •  Chứng chỉ DPSI (Diploma In Public Service Interpreting) dành cho thông dịch viên chuyên nghiệp.
Chứng chỉ DPSI dành cho phiên dịch viên chuyên nghiệp
Chứng chỉ DPSI dành cho phiên dịch viên chuyên nghiệp

 

3. Nghề phiên dịch nên thi khối nào?

Các khối A/B/C/D hiện nay đều có ngành chuyên đào tạo nghề nghiệp phiên dịch, vì vậy bạn có rất nhiều lựa chọn.

Một số khối điển hình:

  • Khối A01: Toán - Lý – Anh.

Đăng ký ngành ngôn ngữ Anh/ Nhật/ Trung/ Hàn/ Pháp.

  • Khối D01: Toán – Văn – Anh.

Đăng ký ngành ngôn ngữ Anh/ Nhật/ Hàn/ Pháp/ Nga/ Đức.

  • Khối D09: Toán – Sử - Anh.

Đăng ký ngành ngôn ngữ Anh.

  • Khối D14: Văn – Sử - Anh.

Đăng ký ngành ngôn ngữ Anh/ Nhật/ Hàn.

Ngoài tiếng Anh, bạn có thể học sâu các ngôn ngữ khác để trở thành phiên dịch viên như:  

  • Ngôn ngữ Nhật

D06: Toán - Văn - Nhật

D15: Văn - Địa - Anh

  • Ngôn ngữ Trung

C00: Văn - Sử - Địa

D04: Toán - Văn - Trung

D15: Văn - Địa - Anh

  • Ngôn ngữ Hàn

C00: Văn - Sử - Địa

D15: Văn - Địa - Anh

D78: Văn - KHXH - Anh

D96: Toán - KHXH - Anh

  • Ngôn ngữ Pháp

D03: Toán - Văn - Pháp

  • Ngôn ngữ Nga

D02: Toán - Văn - Nga

  • Ngôn ngữ Đức

D05: Toán - Văn - Đức

D78: Văn - KHXH - Anh

D90: Toán - KHXH – Anh.

 

4. Phiên dịch viên sẽ xin việc ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều cơ hội việc làm cho các thông dịch viên, dù bạn mới ra trường hay đã theo nghề phiên dịch lâu năm.

Cụ thể, một phiên dịch viên có thể làm việc tại:

  •  Các công ty dịch thuật.
  •  Các công ty tầm vóc quốc tế/ chi nhánh thương hiệu quốc tế tại Việt Nam.
  •  Các công ty có đối tác nước ngoài.
  •  Các cơ quan công vụ như Bộ Ngoại Giao, Sở Tư Pháp, các tổ chức từ thiện…
  •  Các nhà xuất bản/ đài truyền hình/ tòa soạn…
  •  Các công ty du lịch/ tour.
  •  Các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc…
  •  Các tổ chức phi chính phủ.
Phiên dịch viên tại các công ty quốc tế
Phiên dịch viên tại các công ty quốc tế

 

5. Kỹ năng để nhanh phát triển nghề phiên dịch

Để theo đuổi nghề phiên dịch viên lâu dài, cũng như nâng cao cơ hội thăng tiến, bạn cần rèn luyện một số kỹ năng quan trọng.

  •  Khả năng diễn đạt, giao tiếp khi phiên dịch…Đây chắc chắn là yêu cầu hàng đầu.
  •  Nâng cao kiến thức về ngôn ngữ/ văn hóa/ phong tục tập quán địa phương.
  •  Hiểu chính xác và nhanh chóng những gì thân chủ và đối tác đang nói.
  •  Nếu trở thành phiên dịch viên dịch đuổi, bạn sẽ cần rèn luyện trí nhớ tốt.
  •  Nâng cao khả năng tập trung, xử lý thông tin, nắm bắt vấn đề nhanh.
  •  Nếu làm việc tại các hội nghị quốc tế, bạn cần cập nhật tình hình chính trị/ thời sự.
  •  Chịu được áp lực cũng là một trong những kỹ năng cần có thông dịch viên.

 

Bài viết liên quan:

Hỗ trợ bán hàng
Video sản phẩm
Dùng Máy Phiên Dịch Atalk Plus - Dịch Tiếng Việt Tốt Nhất Thế Giới - Giao Tiếp Với Khách Du Lịch Nước Ngoài ở Công Viên
Dùng Máy Phiên Dịch Atalk Plus - Dịch Tiếng Việt Tốt Nhất Thế Giới - Giao Tiếp Với Khách Du Lịch Nước Ngoài ở Công Viên
Dùng Máy Phiên Dịch Atalk Plus+ || Dịch OFFLINE Tiếng Việt Tốt Nhất Thế Giới - Giao Tiếp Với Du Khách Nước Ngoài ở Công Viên
Dùng Máy Phiên Dịch Atalk Plus+ || Dịch OFFLINE Tiếng Việt Tốt Nhất Thế Giới - Giao Tiếp Với Du Khách Nước Ngoài ở Công Viên
Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Phiên Dịch Atalk Plus+ || Dịch Ngoại Tuyến 17 Ngôn Ngữ Có Tiếng Việt Chỉ 0.2s
Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Phiên Dịch Atalk Plus+ || Dịch Ngoại Tuyến 17 Ngôn Ngữ Có Tiếng Việt Chỉ 0.2s
SO SÁNH 3 Dòng Máy Phiên Dịch Atalk Plus+, Atalk Go & Atalk One | Máy Phiên Dịch Nào Tốt?
SO SÁNH 3 Dòng Máy Phiên Dịch Atalk Plus+, Atalk Go & Atalk One | Máy Phiên Dịch Nào Tốt?
Liên kết với chúng tôi
×
Đăng ký đặt hàng